Giải thích về Tam hồn thất phách – ba hồn bảy phách

ba hồn bảy phách

Hồn: Người xưa chỉ đó là tinh thần có thể rời khỏi nhân thể; Phách: ý chỉ tinh thần phụ thuộc hình thể mà hiển hiện. Đạo gia nói, từ hồn phách là do “Tam hồn thất phách” tạo thành, khoa học vẫn chưa có cách nào chứng minh được lời các tông giáo nói rằng hồn phách có thể ly thể hoặc luân hồi, có thể tạo hợp có chính xác hay không.

Tục dân gian nói: “Người sau khi chết, bảy phách tán đi, ba hồn một về với mộ, một về với thần chủ, một đi âm phủ thụ thẩm, chuyển thế”

Tam hồn

Đạo gia cho rằng con người có ba hồn: Một là thai quang, hai là sảng linh, ba là u tinh, (Theo Vân Cấp Thất Thiêm – quyển 54). Đan Đỉnh phái xưng là “Nguyên Thần, Dương thần và Âm thần”, ba hồn sinh tồn với tinh thần bên trong, người sau khi chết, hồn đi ba ngã.

Một là Thai quang, Thái Thanh dương hòa chi khí, thuộc về trời; hai là Sảng linh, âm khí chi biến, thuộc về ngũ hành; ba tên là U tinh, âm khí chi tạp, thuộc về đất. Thai quang chủ sinh mệnh, ở lâu trên thân người có thể làm thần thanh khí sảng, ích thọ duyên niên; bắt nguồn từ mẫu thể. Sảng linh chủ tài lộc, có thể làm minh khí chế dương, khiến người cơ mưu vạn vật, lao dịch bách thần, sinh họa nhược hại; quyết định trí tuệ, năng lực, bắt nguồn từ phụ thể. U tinh chủ tai suy (các bậc tai họa), khiến người háo sắc thèm dục, chìm trong ý nghĩ dâm loạn, hao tổn tinh hoa, thần khí thiếu khuyết, thận khí không đủ, tính khí ngũ mạch không thông, sớm tối như thi thể; khống chế tuyến sinh dục nhân thể, chủ trì giới tính. Bởi vậy, dưỡng sinh tu đạo phải kiểm soát U tinh, bảo dưỡng dương hòa chi khí. Ba hồn hiện lên màu đỏ, hình người. Ba hồn, một thường cư ở cung túc, một ở Ngũ nhạc địa phủ, một ở thủy phủ.

Ba hồn có liên quan tới thức thần, nguyên thần, dục thần.

Sảng linh cùng thức thần chưởng quản sự thông minh, trí tuệ. U tinh chưởng quản tình ái, cũng giống như dục thần.

Thiên Hồn quy thiên đường, đến không gian thiên lộ. Bởi vì Thiên Hồn chỉ là lương tri nên cũng bất sinh bất diệt “Vô cực”, mà vì có liên quan đến nhân quả nhục thể cho nên không thể quy tông nguyên địa, đành phải ký thác ở thiên lộ, tạm bị “giam giữ” thay chủ thần, gọi là vào “Thiên lao” .

Địa Hồn quy địa phủ, đến Địa Ngục, bởi vì Địa Hồn chịu hết thảy nhân quả báo ứng của chủ hồn, cũng có thể sai khiến nhục thân tại thế làm điều thiện ác, cho nên sau khi nhục thân tử vong, Địa Hồn lại tiến vào nơi nhân quả thị phi nhất.

Nhân Hồn thì quanh quẩn ở mộ địa, bởi vì Nhân Hồn vốn là “Tổ đức” của lịch đại dòng họ lưu truyền cho nhục thân. Lấy phách lực của bảy phách tại thân mang theo những đức tính tốt đẹp, sau khi tử vong sẽ ở lại mộ địa với thần chủ, mãi cho tới khi được vào nhân lộ.

Bao giờ đến lúc “luân hồi”, ba hồn mới có thể đoàn tụ với nhau. Mà ba hồn có căn là “Chân như” (sinh mệnh thực tướng), ba hồn là một loại năng lượng hình thái do “Chân như động niệm” sinh ra đồng thời hấp thụ linh chất, thuộc về “Linh giới“.

Tín ngưỡng dân gian còn nhắc về ba hồn với:

Sinh hồn (tượng hồn): Chủ tể của sự sống, đại biểu cho nguồn sinh mệnh, có thể tùy hoàn cảnh sinh ra phản ứng, thực vật chỉ có sinh hồn.

Giác hồn (thức hồn): Chủ tể của ý thức, đại biểu cho bản thân, có thể suy nghĩ, cảm thụ và ký ức, động vật có sinh hồn và giác hồn.

Linh hồn (chủ hồn): Chủ tể của linh tính, đại biểu cho trí tuệ, có thể phân biệt thiện ác, thông hiểu vạn vật, tình cảm, chỉ có người mới có đầy đủ sinh hồn, giác hồn, linh hồn.

Linh hồn nếu có “tật”, người sẽ si ngốc. Cảm hồn nếu có “tật”, người sẽ nổi điên, thần kinh tán loạn, không biết xấu hổ, dễ dàng có hành động loạn luân. Sinh hồn nếu có “tật”, người sẽ dễ dàng sinh bệnh.

Người sau khi chết, sinh hồn sẽ bị diệt, linh hồn theo nhân quả tuần hoàn tiến vào lục đạo luân hồi. Nếu như có thiện nghiệp lớn hơn ác nghiệp sẽ đầu thai đến thiên giới hoặc nhân giới. Linh hồn đến thiên giới sẽ cùng giác hồn hợp nhất, đến nhân giới thì giác hồn cũ sẽ bị diệt, lại tân sinh một giác hồn mới đầu thai làm người. Nếu như ác nghiệp lớn hơn thiện nghiệp thì sẽ đến địa ngục, linh hồn sẽ ở tại địa ngục thụ hình chịu khổ, chỉ có ngày rằm tháng bảy âm lịch mới có thể về lại nhân gian. Mãi cho đến khi linh hồn thụ hình xong đầu thai nhân lộ (đường người hoặc đường súc sinh) thì giác hồn mới bị diệt. Giác hồn lưu lại nhân gian vì chủ thần để cho người sống cúng bái, có khi lang thang quanh mộ. Người có cúng bái sẽ không dễ bị giác hồn chọc ghẹo, người không có cúng bái dễ bị cô hồn trêu đùa.

Bảy phách

Bảy phách bao gồm Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, Xú Phế, chứa đựng hỉ, nộ, ái, ố, đau, sợ, dục, sinh tồn cùng với vật chất bên trong. Người qua đời, bảy phách biến mất. Về sau lại sinh ra theo nhục thân mới, thuộc về “thế giới vật chất dương gian”.

Bảy phách là máu trong thân người, được chia thành từng loại. Thứ nhất là huyết nhãn (máu mắt), huyết nhãn có vị “chát”. Thứ hai là huyết nhĩ (máu lỗ tai), huyết nhĩ có vị “lạnh” mà không dễ “đông đặc”. Thứ ba là huyết tị (máu mũi), huyết tị có vị “mặn”. Thứ tư là huyết thiệt (máu lưỡi), huyết thiệt có vị “ngọt”. Thứ năm là huyết thân (máu thân thể), huyết thân là máu “nóng”, dễ “đông đặc”. Năm vị trí đầu này theo thứ tự là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, gọi là “ngũ căn”. Máu bên ngoài “Ngũ căn” chính là máu nội tạng bên ngoài. Mà nội tạng chúng ta có nội tạng đỏ và nội tạng trắng, nội tạng đỏ là tim, phổi, gan…các loại. Nội tạng trắng là dạ dày, ruột non, đại tràng v.v… Máu nội tạng đỏ có mùi “tanh”, máu nội tạng trắng có mùi “thối”.

Bảy phách quản lý mệnh hồn, tính mạng con người là từ mệnh hồn trụ thai mà sinh ra. Sau khi mệnh hồn trụ thai, đem năng lượng phân bố tại bảy Luân mạch trên cơ thể con người, hình thành nên bảy phách. Phách của mỗi người sở hữu là khác nhau, là duy nhất, cho nên sau khi người mất, phách cũng tán theo, mệnh hồn tự động rời đi.

Nguồn: Sưu tầm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x