Thế giới thần thú kỳ dị trong Sơn Hải Kinh.

dị thú sơn hải kinh

Tứ Thần thú bắt nguồn từ thần thoại viễn cổ, thoạt đầu được gọi là “Tứ tượng”. “Tứ tượng” là chỉ hình tượng thủy, hỏa, thổ, kim phân bố ở bốn phương.

Lưỡng nghi sinh tứ tượng.

Lưỡng nghi tức âm dương hoặc trời đất. Ở thượng cổ, nhóm bốn động vật biểu thị tinh tượng trên bầu trời bốn vùng lớn Đông Nam Tây Bắc là Đông Long, Nam Điểu, Tây Hổ, Bắc Quy Xà (Vũ); đồng thời cũng là thần linh bốn phương trong thần thoại cổ đại Trung Quốc.

Thời kì xuân thu chiến quốc, bởi vì học thuyết ngũ hành thịnh hành, căn cứ vào quan hệ tương xứng của ngũ hành và ngũ sắc trong Hoàng Đế Nội Kinh, Mộc là màu xanh, là vẻ nảy mầm của cây cối lá cây; Hỏa là màu đỏ thẫm, là vẻ bốc cháy của đống lửa; Thổ là màu vàng, là vẻ màu mỡ của đất đai; Kim là màu trắng, là vẻ bóng loáng của kim loại; Thủy là màu đen, là vẻ bao la của vực thẳm, do đó “Tứ tượng” cũng được phối màu trở thành Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.

Thời kì Lưỡng Hán, Tứ tượng biến đổi trở thành thần linh mà đạo giáo thờ phụng, vì vậy Tứ Thánh Thú cũng được gọi là Tứ Linh Thú. Thanh Long của phương Đông có ngũ hành thuộc Mộc màu xanh, Chu Tước của phương Nam có ngũ hành thuộc Hoả màu đỏ, Bạch Hổ của phương Tây có ngũ hành thuộc Kim màu trắng, Huyền Vũ của phương Bắc có ngũ hành thuộc Thủy màu đen, trung tâm vô cực thuộc Thổ màu vàng.

Xem thêm: Sơn hải kinh – nguyên liệu cho thế giới tiên hiệp

Sách “Sơn hải kinh” và “Sơn hải kinh đồ” đưa ra những mô tả, tranh vẽ chi tiết về nhiều động vật phủ màu sắc thần thoại.

Hấp dẫn nhất là Sơn hải kinh có một lượng lớn ghi chép về những loại động vật thần kỳ, chủ yếu là các loài như chim, thú, rồng, rắn, chúng thường có những sức mạnh rất đặc biệt. Những loài động vật này tạo nên kho tàng thần thú phong phú cho thế giới tiên hiệp sau này.

Phần tranh minh họa các loại động vật, chủng người kỳ dị trong Sơn hải kinh chính là phần hấp dẫn. Sự tò mò háo hức của người đọc được thoả mãn với hàng trăm bức tranh được vẽ ở nhiều thời đại, và nhiều vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, mô tả chính xác trí tưởng của người xưa về những kỳ thú, dị điểu.

Dưới đây là hình ảnh một số loài động vật, thần thú được mô tả trong Sơn hải kinh. 

Cửu vĩ hồ. Hình dáng như cáo nhưng có 9 cái đuôi, tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc, có thể ăn thịt người, ai ăn được nó sẽ không bị trúng cổ độc.

Hiêu. Hình dáng như con ngu, tay dài, giỏi ném.

Phủ hề. Hình dạng như gà trống mà mặt như mặt người, tiếng kêu chính như tên gọi, mỗi khi xuất hiện thì tất có việc binh đao.

Thần mặt người mình ngựa và thần mặt người hình bò.

Cổ. Có dạng mặt người mình rồng. Cổ cùng Khâm Phi hợp sức giết Bảo Giang ở mặt nam núi Côn Luân. Đế vì thế tru lục cả hai ở một nơi nằm về phía đông núi Chung, gọi là Diêu Nhai. Khâm Phi hóa thành chim Đại Ngạc, hình dáng như chim ưng nhưng trên mình có hoa văn màu đen, đầu trắng, mỏ đỏ, vuốt như vuốt hổ, phát ra tiếng kêu như chim thần hộc, một khi xuất hiện tất có chiến tranh to. Cổ hóa thành chim Tuấn, hình dạng như diều hâu nhưng chân đỏ, mỏ thẳng, trên mình có hoa văn màu vàng, đầu trắng, phát ra tiếng kêu như chim hộc, xuất hiện ở đâu thì nơi đó bị hạn to.

Thần Lục ngô. Thần này có dạng mình hổ, mặt người mà vuốt hổ, cai quản chín bộ trên Thiên Đình cùng thời tiết tại vườn nuôi thú của Đế.

Thần Si. Hình dáng mặt người mình thú, chỉ có một chân, một tay, tiếng kêu như tiếng người ta rên rỉ.

Chim loan. Hình dạng như chim địch mà lại có hoa văn ngũ sắc, tên gọi là “loan”, một khi xuất hiện thì thiên hạ yên bình.

Mạo ngưu. Trên núi Phan Hầu có nhiều cây tùng và cây bách, dưới núi có nhiều cây trăn và cây hộ, mặt nam núi có nhiều ngọc, mặt bắc núi có nhiều sắt. Ở đấy có một loài thú, hình dáng như bò mà bốn khớp chân có lông, trân gọi là Mạo ngưu.

Thần Đà Vi. Thần ngụ ở núi Kiêu, hình dáng như người mà có sừng dê, vuốt hổ, thường bơi lội ở chỗ nước sâu của sông Thư, sông Chương, khi ra vào đều phát sáng.

Một giống cá lạ. Từ núi Mật tới núi Chung, khoảng cách là 460 dặm, ở giữa toàn là đầm lầy. Vùng ấy có nhiều chim lạ, thú lạ, cá lạ, thảy đều là những loài dị biệt trên đời.

Ứng long. Ứng long là một vị thần, hình dáng như rồng mà có cánh, tương truyền từng giúp đỡ Hoàng đế trong cuộc chiến chống lại Xi Vưu.

Nguồn: Internet

Các đạo hữu nếu muốn tìm truyện hơi lạ lạ, quái quái để đọc giải trí.Hãy đọc thử bộ truyện:

Đảo Kiến

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x