Giới thiệu thương pháp và truyện tiên hiệp có sử dụng thương

thương pháp

Thương là một loại vũ khí lạnh, một loại giáo thời chiến tranh, thương cùng với các biến thể của nó được phổ biến rộng rãi trên chiến trường của Trung Hoa thời cổ cũng như một số nước trong khu vực như các nước châu Á.

Đặc biệt thích hợp cho kỵ binh và bộ binh do tính chất linh hoạt uyển chuyển và dễ sử dụng (dễ phát, dễ thu) cộng với uy lực lớn, hiểm tiện cho cả việc tấn công và phòng thủ, tạo thẩm mỹ trong biểu diễn. Thương là một vũ khí cơ bản trong thập bát ban binh khí (18 loại binh khí), nó cùng với côn, đao và kiếm được xếp vào hàng “Vua của các binh khí” (Binh khí chi vương).

Sơ lượt về thương thuật

Trong Thập bát ban võ nghệ thì thương là một thứ đặc biệt, xuất phát từ chữ thương là đánh. Nó cũng có thể hiểu là một vũ khí nhưng cũng có thể hiểu không phải là một vũ khí cụ thể, mà chỉ vũ khí chính đang trang bị cho đông đảo binh sĩ. Thương ban đầu thừa kế qua cán dài có lưỡi, thừa kế từ cây giáo, cây côn. Là một loại khí giới thời cổ, trong chiến đấu Thương là vũ khí chuyên về đâm, thọc, cũng có thể dùng để khứa – một kiểu chém lướt và để lại vết chém nhỏ nhưng sâu (thường ở cổ hoặc các phần cơ thể không được che chắn bởi giáp trụ) và có lực sát thương rất lớn, đây là loại vũ khí có tầm đánh xa, rộng rất phù hợp với kỵ binh và bộ binh.

“cầm thương vững trơn, trước quản sau khóa”

Kỹ thuật sử dụng thương gắn với các khái niệm như thương pháp, thương thuật, thương thế… Về kiếm pháp thì đã được khao thác rất nhiều truyện từ kiếm hiệp tới tiên hiệp. Còn thương pháp thì khá hiếm, về thương có khẩu quyết so sánh như sau: Thương đâm một đường kẽ, côn đánh cả vùng rộng. Thương thọc một đường, gậy đâm một nẻo. Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long”.

Thương thuật cơ bản là “cầm thương vững trơn, trước quản sau khóa”, tức là cầm phía trước thì lỏng để dễ điều khiển, phía sau chặt chẽ, vững vàng. “Hai tay cầm thương chắc mà không chết cứng, trơn mà không tuột”. Thương thế hay thế giữ thương chú trọng ở “tứ bình”: đỉnh bằng, vai bằng, chân bằng, thương bằng, gốc không rời hông. Đâm thương thì ra thẳng, vào thẳng, phải bằng, ngay, linh hoạt, mau lẹ, kình lực mạnh từ hông đâm thẳng thấu ra tận đầu mũi, thế thương vào ra như giao long ẩn hiện.

Động tác của thương phần lớn lấy công lực, thực dụng làm chính. Pháp dụng thương (thương pháp) thì thương đi như tên bắn, lúc hồi thương thì liền mạch như dây kéo. Khẩu quyết là: “Trước thì có xuyên chỉ, xuyên tụ, sau thì có Lê Hoa bãi đầu, có hư thật, có kỳ chính, có hư hư thực thực, kỳ kỳ chính chính. Tiến thì dũng mãnh, lui thì nhanh nhẹn. Thế phải hiểm, bất động thì vững như núi, động thì mau như sấm chớp”.

Luyện thương pháp thì theo thứ tự “nhất tiệt, nhị tiến, tam lan, tứ triền, ngũ nã, lục trực”. Thương pháp luyện đến chỗ tinh diệu sẽ có được thân pháp mau lẹ uyển chuyển. Vì thân thương dài, biên độ động tác rộng lớn, nên khi tập đại thương yêu cầu thân không rời thương, thương không rời trung tâm, phải có lực ở cánh tay, lực hông, lực chân và thân pháp uyển chuyển, bộ pháp nhanh nhẹn. Khi đâm thương chú ý sao cho thân, bộ đẩy ra trước, giá lên trên khi đến đỉnh đầu là phải rút về, khi đè được khí giới của đối phương là phải hồi thương chuyển thế ngay.

Thương pháp của các môn phái võ, các danh gia tuy nhiều nhưng tựu trung có đâm, thọc, khều, gạt, lăn, giã, lắc, quấn, đỡ, đè, chặn… Các thức trong thương pháp gồm triền thương, lan thương, phá thương, phá lan, trung bình, tử phục sinh, nhất tiến nhất thoái, nhất thượng nhất hạ, thủ pháp, lỗ pháp, thoa pháp, đề pháp, khán pháp, tiếp pháp, thân pháp, tọa pháp, trì pháp, lục phong lục bế.

Trong các loại binh khí thì thương rất khó luyện, người Trung Hoa có câu: “Nguyệt Côn, Niên Đao, Nhất bối tử Thương” (luyện côn tính tháng, luyện đao tính năm, nhưng luyện thương thì cả đời), muốn dùng thương thật giỏi, phải cần mấy năm công phu cơ bản nếu không chỉ là cái vỏ rỗng.

Một số chiêu thức thương lợi hại như: Độc Lư Thương, Hồi Mã Thương, Lục Hợp Đại Thương, Liên Hoàn Thương, Truy Mệnh Thương, Bá Vương Thương…

Các bộ truyện mà main dùng thương

Trong truyện tiên hiệp, huyền huyễn hiện nay thì chỉ có 2 bộ truyện Cửu Đỉnh Ký, Tuyết Ưng Lĩnh Chủ là có nhân vật chính dùng thương làm vũ khí mà mình đánh giá là hay, đáng đọc nhất. Xem thêm: Cửu Đỉnh Ký review, Tuyết Ưng Lĩnh Chủ review.

Bộ Thương pháp mà hắn luyện là tâm ý Thương Pháp, là thương pháp trụ cột đơn giản nhất, được xưng là cội nguồn của tất cả thương pháp, nó không có sát chiêu nào đặc biệt lợi hại, toàn bộ đều là chiêu thức cơ sở

(Tâm Ý thương pháp) ngọn nguồn của vạn pháp, có thể nói thương pháp trụ cột nhất trong cả Hạ tộc, nếu như luyện tập từng lần từng lần một những động tác võ thuật thì chỉ có thể coi là trò mèo, nhất định phải đem thương pháp chiêu số phân giải ra, lần lượt không ngừng luyện, mới có thể làm cho chiêu số bình thường đạt đến uy lực kinh người.

Hồi Mã Thương

Huấn luyện thương pháp tổng cộng sáu khâu, phân biệt tay trái đâm thương, tay phải đâm thương, quét đập, hai tay đâm thương, đón đỡ, tự do công kích. Trung gian phối hợp pháp môn đấu khí đến giảm bớt sự mệt mỏi của thân thể, nếu không không cách nào kéo dài huấn luyện cường độ cao…

“Càng là luyện thương pháp, càng là có thể cảm giác mình nhỏ bé” Đông Bá Tuyết Ưng ngẩng đầu nhìn trời, “Thiên địa tự nhiên, huyền diệu vô hạn! Chúng ta bất quá mới là Nhất Phàm người mà thôi, ta thậm chí luyện thương pháp càng lâu, cũng sẽ thỉnh thoảng sinh ra một tia mê mang, thương pháp áo hay… Cùng thiên địa tự nhiên ảo diệu so sánh với, kém thực sự quá xa, quả thực không đáng giá nhắc tới.”

Trích trong truyện Tuyết Ưng Lĩnh Chủ

Phong Vân!

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x