Tướng dạ review – tác phẩm đứng đầu BXH năm 2012 của Miêu Nị

tướng dạ review

Truyện của Miêu Nị có chất thơ riêng rất khó tả, mộng mị như sương như gió, nhẹ nhành nhưng gây lay động đến mọi tầng lớp cảm xúc của người đọc.

Từ các tác phẩm như Gian Khách, Tượng Dạ và sau đó là Trạch Thiên Ký đều gây được tiếng vang lớn, trở thành những siêu phẩm, được chuyển thể thành phim cũng rất ăn khách. Đọc Tướng Dạ phải kiên nhẫn, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới thấy được cái hay của truyện.

Xem thêm: Trạch Thiên Ký review.

                   Tổng hợp top truyện đứng đầu BXH Qidian từ 2008

Thế gian tương truyền: “Vĩnh dạ lai lâm, nhân gian hạo kiếp” (Vĩnh dạ ập tới, nhân gian đại nạn). Thiếu niên tiểu tốt Ninh Khuyết vì muốn giải án oan cho gia đình, đem tiểu thị nữ Tang Tang đến Đô Thành. Trải qua nỗ lực không ngừng, Ninh Khuyết thi vào học phủ cao nhất thư viện, trở thành đệ tử thân truyền của phu tử, gánh vác trên vai nhiệm vụ phò tá quốc gia, bảo hộ bách tính, cũng sửa lại án xử sai cho thân nhân của mình.

Ninh Khuyết thân mang bệnh lạ, cùng Tang Tang đi tìm thầy trị bệnh, lại phát hiện Tang Tang chính là vật dẫn của Vĩnh Dạ, trở thành mục tiêu đuổi giết của người trong thiên hạ. Vì bảo hộ Tang Tang, hai người lưu lạc thiên nhai, phát hiện ra kẻ đứng sau vận mệnh tàn khốc của Tang Tang đúng là Hạo Thiên. Tang Tang bị Hạo Thiên khống chế, phát động Vĩnh Dạ hạo kiếp. Hạo Thiên được người người sùng bái, hóa ra lại là kẻ đứng sau màn hạ độc thủ Vĩnh Dạ. Hạo Thiên gây ra đại chiến thiên hạ, Ninh Khuyết cùng mọi người anh dũng chiến đấu.

Tác phẩm có nội dung sáng tạo và cả những thông điệp được tác giả gửi gắm, không chỉ là một câu chuyện tình yêu thuần khuyết mà cả nhân sinh quan về cái thiện và cái ác. Một bài viết khó nói lên hết cả, các bạn đọc xem thêm: tư tưởng chủ đạo trong Tướng Dạ

Trải dài suốt hơn một nghìn chương truyện, tác giả vô cùng khéo léo phô bày một bức tranh văn hóa Hoa Hạ hoành tráng mà tinh tế. Việc vận dụng sáng tạo những điển tích quen thuộc tạo chiều sâu cho câu chuyện, không hẳn là trích dẫn, tác giả biến tấu vừa đủ để người đọc nhận ra mà vẫn cảm thấy thú vị khi thấy sự khác biệt. Ví như khi Đại sư huynh và Nhị sư huynh dùng lời Khổng Tử để phá Phật hiệu của đệ tử Phật Tông, ví như câu chuyện của vị thái thú mê rượu đời Đường…

Nhân vật trong truyện:

Ninh Khuyết. Thiếu niên tiểu tốt Ninh Khuyết vì muốn giải oan cho người thân mà đi đến đô thành, tiến vào thư viên, cuối cùng gánh vác trọng trách cứu vớt thế gian. Quá trình trưởng thành trải qua hiểm nguy cũng có nhiệt huyết hào hùng.

Tính cách: Ninh Khuyết làm người tiêu sái, trọng tình trọng nghĩa, ân tất khắc ghi, thù tất báo, trưởng thành trong chiến hỏa, còn có tinh thần phản kháng mãnh liệt. Nhưng đôi lúc vấn có nét lém lỉnh, tinh ranh.

Hăn giết người rất nhiều, nhưng vẫn rất khó để đánh giá  là máu lạnh, tàn nhẫn.đây có lẽ là. Ninh Khuyết dù tàn nhẫn vì chính sinh tồn của bản thân mình, không liên quan địa vị hay tín ngưỡng, mà giống như thứ tính cách bẩm sinh. Hắn cũng không quan tâm ý kiến số đông, hắn tự có đạo lý của mình, dù thế nhân căn cứ theo lập luận, góc nhìn thế nào đi nữa, hẵn vẫn là hắn.

Nữ chính: Tang Tang. Là con gái Minh vương, kẻ đem lại tận thế và đuổi giết.

Mặc kệ thế gian định tội. Ninh Khuyết cho rằng 20 năm sống trên đời nàng chẳng phạm lỗi gì, nàng là vợ hắn cho nên hắn vung đạo giết người không ngần ngại, đối đầu cả thế giới để bảo vệ nàng. “Cho dù nàng ngược ta trăm ngàn lần, ta vẫn cứ yêu nàng như thuở ban sơ”.

Xem thêm: Câu chuyện tình yêu giữa người với thần, hay là cuộc chiến kinh điển giữa nam và nữ.

Cảm Nhận – Đánh Giá:

Tuyến nhân vật phụ trong Tướng Dạ cũng rất có hồn, được tác giả chăm chút kĩ lượng về nội dung, tính cách, phải nói là vô cùng đặc sắc. Từ những người lớn tuổi quen mưu tính sâu xa, lòng mang thiên hạ đến những người trẻ tuổi khinh cuồng, nhiệt huyết với tương lai.

Đúng và sai nhiều khi chỉ là một khái niệm tương đối, nếu ta đổi vị trí sẽ có những cảm nhận khác nhau.

Thế giới phức tạp vì mọi người nghĩ quá nhiều, nếu không nghĩ nhiều thì thế giới sẽ trở nên đơn giản gian hơn. Nhưng ai có thể khiến mình không nghĩ nhiều đâu?

Nếu truyện của Nhĩ Căn thiên về tu luyện, ngộ đạo, thì truyện của Miêu Nị thiên về nhân tính, từ đầu đến cuối, chả ai đúng, cũng chả ai sai, chỉ đơn giản là chí hướng của mỗi con người là khác nhau, nên làm những việc khác nhau.  Xem thêm: Tác giả Nhĩ Căn

Truyện của Nhĩ Căn thì phải đọc đi đọc lại một đoạn nhiều lần thì mới hiểu, cũng có thể không hiểu gì cả. Còn của Miêu Nị thì dù đọc đi đọc lại một đoạn nói chuyện thì vẫn rất khó hiểu, phải đọc tiếp, đọc hết, thì mới hiểu được trước đó những nhân vật ấy bàn luận về cái gì.

Miêu Nị có khả năng miêu tả tâm lý nhân vật rất đặc sắc, ấn tượng như Tang Tang. Tâm lý của cô thiếu nữ được nhào nặn cực kỳ tinh tế. Khi nàng vui, khi nàng buồn, khi nàng biết yêu, khi nàng giận dỗi, khi nàng ốm, khi nàng cận kề cái chết, khi nàng sánh vai cùng người yêu, khi nàng thân cận với kẻ khác, … mỗi một trạng thái đều được tác giả dụng tâm thể hiện, khiến nàng rất gần gũi, rất dễ khiến người đọc đồng cảm.

Điểm trừ là có nhiều khi tác giả lan man quá sức, gây sự khó chịu cho những bạn đọc không kiên nhẫn. Nhiều đạo hữu có thói quen đọc lướt, nên càng về sau càng không hiểu gì cả. Nhất là miêu Nị lại có thói quen là nói chuyện câu nào chữ nào, cũng như mang một ý nghĩa, hàm ý gì đấy, thật sự thì mới đọc sẽ thấy hay nhưng nếu quá nhiều sẽ gây loãng, choáng váng đầu óc.

Và cuối cùng là việc mượn hình ảnh tôn giáo, dù là giả tưởng biến tấu, đôi khi tạo cảm giác cực đoan cho tác phẩm. Biết là ý đồ của tác giả để ẩn dụ tạo nên bức tranh đối lập nhằm phục vụ tư tưởng chủ đạo của truyện, nhưng cảm giác đôi khi anh có cái nhìn hơi khắt khe, tiêu cực thái quá với tôn giáo, ai mà không thông cảm được có lẽ sẽ thấy phản cảm.

Phong Vân!

My blog:

Các đạo hữu nếu muốn tìm truyện hơi lạ lạ, quái quái để đọc giải trí. Hãy đọc thử bộ truyện:

Đảo Kiến

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x