Tứ đại thần thú – truyền thuyết và ý nghĩa

tứ thần thú

Thao Thiết, Hỗn Độn, Cùng Kỳ, Đào Ngột, tứ đai hung thú đích thị rất ghê gớm. Tuy nhiên, còn chưa phải là duy nhất, ngay thuở sơ khai, cùng với sự xuất hiện của tứ đại hung thú thì thiên địa còn sinh ra tứ đại thần thú nữa.

Xem thêm: Tứ đại hung thú thượng cổ

                     Sơn Hải Kinh – nguyên liệu cho thế giới tiên hiệp

Bốn đại linh thú này gồm có Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Theo truyền thuyết thì chúng là do linh khí của buổi sơ khai tụ lại mà thành, đại biểu cho ý chí của trời và đất, mang trọng trách trông coi và bảo vệ thế giới này, tránh để nó bị hủy diệt. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông.

Ngoài ra, còn được gọi là tứ tượng một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc.

Huyền Vũ (Thuỷ)

Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền Vũ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. “Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”.

Huyền Vũ

Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn.

Bạch Hổ (Kim)

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu. Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. “Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”.

Bạch Hổ

Thanh Long (Mộc)

Thanh Long hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:

Giác Mộc Giảo (sao Giác), Cang Kim Long (sao Cang), Đê Thổ Lạc (sao Đê), Phòng Nhật Thố (sao Phòng), Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm), Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ), Cơ Thủy Báo (sao Cơ). Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân. Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi. Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng , có màu xanh màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.

Thanh Long là Vạn Thú Chi Vương, là biểu tượng đế vương và là Thần vật uy nghiêm không thể xâm phạm. Thần long trên trời sinh dị năng, thân rồng dài phủ kín vảy giống như cá, có thể sinh sống trong nước sông, hồ, biển cả, dâng lên từng trận từng trận sóng cả. Thần uy mãnh vô song, bờm sư tử, sừng hươu, râu hùm, móng chim ưng, có thể đi lại tự nhiên trên đất liền, lại có thể bay thẳng lên trời, nuốt gió phun mưa.

Thanh Long

Với tư cách là linh vật trong truyền thuyết. Trên thân Thanh Long kết tụ hai chủng đặc trưng là “nhân ái” và “uy nghiêm”. Thần vì con người cho mưa xuống, nuôi dưỡng vạn vật, mang lại cho con người ân huệ lớn lao; thế nhưng khi Thần nhìn thấy con người phản trời, phản đất, không làm việc thiện còn việc ác thì vô kể, Thần cũng sẽ không chút lưu tình mà nghiêm trị, thể hiện mặt uy nghiêm, như đại hạn, lũ lụt nặng, đại hồng thủy, đó chính là lúc Long vương đang hành theo Thiên đạo.

Chu tước (Hỏa)

Chu Tước là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông, là Bách Điểu Chi Vương, biểu tượng điềm lành. Nếu như nói đặc điểm biểu hiện ra của Thanh Long là năng lực khiến người ta kính sợ vô hạn, thì Chu Tước biểu hiện ra chính là mỹ mạo không gì sánh kịp.

Chu Tước

Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là: Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh), Quỷ Kim Dương (sao Quỷ), Liễu Thổ Chương (sao Liễu), Tinh Nhật Mã (sao Tinh), Trương Nguyệt Lộc (sao Trương), Dực Hỏa Xà (sao Dực), Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn). Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim. Ba sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Nguồn: Sưu tầm

Các đạo hữu nếu muốn tìm truyện hơi lạ lạ, quái quái để đọc giải trí.Hãy đọc thử bộ truyện:

Đảo Kiến

4.3 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x