Thập đại ma thần thời thượng cổ – Xi Vưu

ma thần xi vưu

10 đại ma thần thời thượng cổ bao gồm:

1 Binh chủ Xi Vưu

2 Chiến Thần – Hình Thiên

3 Tinh Thần – Khoa Phụ

4 Thủy Thần – Cộng Công

5 Phong Bá – Phi Liêm

6 Vũ Sư – Bình Ế

7 U Minh Song Thần

 Minh Thần – Thần Đồ

 Minh Thần – Úc Lũy

8 Ma Tinh – Hậu Khanh

9 Hạn Thần – Nữ Bạt

10 Độn Thần – Ngân Linh Tử

Thập Đại Ma Thần thời thượng cổ trong văn học bao gồm Xi Vưu, Hình Thiên, Khoa Phụ, Cộng Công, Phi Liêm, Bình Ế, Thần Đồ, Úc Lũy, Hậu Khanh, Hạn Bạt, Ngân Linh Tử. Các tư liệu dưới đây được trích từ “Sơn Hải Kinh” cổ văn làm chuẩn, do các đề tài về Thập Đại Ma Thần thời thượng cổ được nhiều người sáng tác, truyền miệng, thần thoại hóa nhiều, không phải là tư liệu lịch sử Trung Quốc ghi chép chân thực.

Binh chủ Xi Vưu

Tương truyền Xi Vưu có diện mạo như đầu trâu, sau lưng mọc lên hai cánh, là thủ lĩnh của tộc Ngưu Đồ Đằng và Điểu Đồ Đằng. Y có 81 người huynh đệ, ai nấy đều là đầu đồng trán sắt, tám tay chín chân, bản lĩnh phi phàm. Trong cổ tịch đề cập đến Xi Vưu là nhiều nhất, điển hình là trận chiến giữa y và Hoàng Đế (Hiên Viên Hoàng Đế)- thủ lĩnh liên minh các bộ lạc.

Vài ngàn năm trước, tại lưu vực Trung Quốc, Hoàng Hà và Trường Giang có rất nhiều thị tộc và bộ lạc, trong đó Hoàng Đế là thủ lĩnh bộ lạc (Thiểu Điển) nổi danh nhất lưu vực Hoàng Hà. Một thủ lĩnh bộ lạc nổi danh khác nữa gọi Viêm Đế (Thần Nông). Hoàng Đế cùng Viêm Đế là huynh đệ.

Tại lưu vực Trường Giang có một bộ tộc nữa gọi là Tộc Cửu Lê, thủ lĩnh của tộc này là Xi Vưu, thập phần cường hãn. Y cũng là thủ lĩnh kiệt xuất nhất của tộc Đông Di (Còn gọi là Cửu Di, Cửu Lê). Theo dã sử “Quy Giáp Ký Sự” có ghi lại: Xi Vưu sinh ra ở một gia đình thủ lĩnh thị tộc tại hạ du Hoàng Hà, bởi vì chịu ảnh hưởng dưới trướng thần khí Búa Bàn Cổ mà có được thần lực thiên sinh. Lúc vừa mới ra đời, một tiếng khóc của y đã làm chấn động ba con Nghiệt Long đang ngủ đông trong đầm núi, khiến bọn chúng kinh sợ. Tộc nhân tiên đoán kẻ này ngày sau tất thành đại khí

Về sau, Hoàng Đế dựa vào vũ lực cường đại từ thượng du Hoàng Hà xuất binh tại bản suối đánh bại bộ tộc của Viêm Đế, thành lập nên bộ tộc mạnh nhất lưu vực Hoàng Hà: bộ tộc Hoa Hạ. Bộ tộc Hoa Hạ không ngừng Đông tiến, đánh bại rất nhiều bộ tộc khác tại hạ du Hoàng Hà. Bộ tộc của Xi Vưu không muốn thần phục dưới trướng Hiên Viên Hoàng Đế, cho nên liên hợp với chín bộ tộc ở hạ du Hoàng Hà tạo thành Tộc Cửu Lê, đối kháng với Hoàng Đế.

Khi tộc Cửu Lê và Hoa Hạ đại chiến, Xi Vưu liên hợp với Hình Thiên và Khoa Phụ, lại được Thủy Thần -Cộng Công, Phong Bá – Phi Liêm và Vũ Sư – Bình Ế trợ giúp, liên tiếp đánh bại Hoàng Đế 72 trận. Về sau Hoàng Đế mời cương thi Thủy tổ Nữ Bạt (Nữ Bạt là con gái của Hoàng Đế) đến tham dự trận chiến Trác Lộc mới đánh bại được Xi Vưu. Xi Vưu bị Ứng Long giết chết, máu ở cổ bay lên trời biến thành lá cờ phong bế bầu trời, khiến Ứng Long, Nữ Bạt không thể trở về trời, cũng là cơ hội cho tộc Đông Di dời đến Nam. Thi thể Xi Vưu được quy táng tại Tây Thủy, Bộc Dương, xưng là “Đế Khâu”. Xi Vưu chết cũng bởi trận Trác Lộc.

Hoàng Đế dẫn đầu binh sĩ thừa thắng truy sát, bỗng nhiên trời mờ đất tối, sương mù bao trùm, cuồng phong gào thét, lôi điện đan xen, trên trời nổi mưa to, binh sĩ Hoàng Đế không cách nào tiếp tục truy đuổi. Thì ra Xi Vưu mời “Phong Thần” và “Vũ Thần” đến trợ chiến. Hoàng Đế cũng không cam chịu yếu thế, mời “Hạn thần” (Nữ Bạt) hỗ trợ, xua đi mưa gió. Trong một sát na, gió dừng mưa hết, trời quang mây tạnh trở lại.

Xi Vưu lại dùng Vu thuật chế tạo một trận sương mù làm binh sĩ Hoàng Đế lạc mất phương hướng. Hoàng Đế lợi dụng hiện tượng sao Bắc Đẩu vĩnh viễn chỉ hướng phương bắc trên trời tạo thành một cỗ “Xe chỉ nam”, hướng dẫn binh sĩ thoát khỏi mê vụ.

Trải qua rất nhiều lần chiến đấu kịch liệt, Hoàng Đế tuần tự giết chết 81 huynh đệ của Xi Vưu, bắt sống Xi Vưu. Hoàng Đế mệnh lệnh cho Xi Vưu mang gông xiềng, sau đó xử tử y. Bởi vì sợ Xi Vưu sau khi chết làm loạn nên Hoàng Đế đem đầu và thân thể của y quy táng tại hai nơi cách xa nhau. Gông xiềng Xi Vưu mang qua bị ném ở trên núi hoang, hóa thành một rừng phong, mỗi một phiến lá phong đỏ thẫm đều là vết máu loang lổ của Xi Vưu. Về sau, Hoàng Đế thu nhận rất nhiều bộ lạc duy trì, dần dần trở thành thủ lĩnh của tất cả các bộ lạc.

Nói đến chuyện Xi Vưu bị Hoàng Đế bắt giết, Sử Ký, Dật Chu Thư, Sơn Hải Kinh ghi chép khác nhau: một nơi bảo là được Hoàng Đế trọng dụng, như Long Ngư Hà Đồ nói: “Hoàng Đế đồng phục Xi Vưu, Đế cho làm binh chủ, chế phục bát phương” . Đến thời Tần Hán, dân gian còn có tục hành lễ binh chủ Xi Vưu. Cho nên khi Tần Thủy Hoàng đông du và Cao Tổ Lưu Bang khởi binh, cũng lấy dân tục Xi Vưu. (trích Sử Ký – Phong Thiện Thư cùng Sử ký – Cao Tổ Bản Kỷ). Liên quan tới Xi Vưu, có hai bản kết cục hoàn toàn khác biệt được ghi chép, phản ánh mối quan hệ giữa Hoàng Đế và Xi Vưu ở hai khía cạnh khác nhau.

“Xi Vưu” vốn là danh xưng của thủ lĩnh trong bộ lạc nông, cũng là danh xưng của toàn thể thành viên bộ lạc. Thủ lĩnh bộ lạc đời thứ nhất xưng Xi Vưu, đời thứ hai cũng xưng Xi Vưu; thành viên bộ lạc đời thứ nhất xưng Xi Vưu, đời thứ hai vẫn được xưng là Xi Vưu. (trích Đại tái lễ ký • Ngũ Đế Đức và Hoàng đế tam bách niên). Những liên quan giữa Hoàng Đế và Xi Vưu sau cuộc chiến đặt vào bối cảnh lịch sử chiến tranh giữa các bộ tộc thời nguyên thủy đã chứng tỏ việc giết chóc là không thể tránh khỏi, cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn 1 bên, cuối cùng chỉ có thể là để một bộ tộc chiến bại phục tùng bộ tộc chiến thắng dưới điều kiện giữ lại nguyên trạng cuộc sống của họ.

Thập đại ma thần thượng cổ phần 2: Hình Thiên, Khoa Phụ, cộng công.

Phong Vân!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x