Lịch sử hình thành trào lưu cosplay anime Nhật Bản

cosplay anime

Thế giới có ngày Halloween, có nhiều lễ hội hóa trang được tổ chức, nhưng liệu đó có phải là nguồn gốc ra đời trào lưu hot Cosplay ở Nhật Bản. Nếu các bạn yêu thích văn hoá nước Nhật, hay chính xác hơn là đam mê Anime Nhật Bản thì hãy tìm hiểu đọc nội dung dưới đây.

Lai lịch của Cosplay –  trào lưu thịnh hành nhất giới trẻ Nhật Bản hiện nay

Cosplay bắt nguồn từ một cụm từ trong tiếng Anh “Costume Play” – là một hoạt động biểu diễn nghệ thuật mà người tham gia sẽ phải hóa thân thành các nhân vật trong manga, anime, game, phim hoặc bất cứ những gì được yêu thích.

Những người hóa trang, trải nghiệm thành các nhân vật được gọi là “Cosplayer”. Cosplay không chỉ đơn giản là hóa trang thành các nhân vật, giống chúng về ngoại hình mà các Cosplayer đòi hỏi phải chú trọng đến việc thể hiện tính cách, hành động, nội tâm… nữa.

Ở Nhật Bản, có rất nhiều cuộc thi cosplay, ngoài trang phục thì khả năng diễn xuất và thể hiện đúng tính cách nhân vật là một trong những phần rất quan trọng để đánh giá được sự thành công của các cosplayers.

Được biết, Cosplay lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1978, tại một đại hội khoa học giả tưởng, diễn ra tại hồ Ashinoko, tỉnh Kanagawa. Bấy giờ, đã có một nhà phê bình văn học hóa trang thành một tiểu thuyết gia nổi tiếng Edgar Rice Burroughs.

Cosplay nhân vật Kaneki ken trong siêu phẩm Tokyo Ghoul

Năm 1982, nhóm các bạn trẻ ăn mặc theo nhân vật manga, anime và game đã xuất hiện tại một Comiket nhỏ ở Nhật. Trang phục họ mặc chỉ là những chiếc áo T-shirt có in hình nhân vật họ yêu thích mà thôi, có thể nói sự đầu tư trong mỗi lần cosplay của họ vẫn còn khá đơn giản. Cho đến năm 1983 mới có người thiết kế và mặc bộ trang phục giống hệt một nhân vật trong “Uresei Yatsura”.

Năm 1984, một người tên là Nobuyuki Takahashi – chủ tịch của Studio Hard – công ty chuyên sản xuất phim Live action, khi đó anh ta vẫn là một phóng viên lên đường tham dự Đại hội giả tưởng thế giới tại Los Angeles để viết bài cho các tạp chí ở Nhật. Anh đã vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình chứng kiến, có rất nhiều người ăn mặc theo các nhân vật trong phim hay manga. Đặc biệt, anh ấn tượng với vũ hội hóa trang.

Sau khi trở về Nhật, Takahashi đã lập tức phát tán rộng rãi những thông tin mắt thấy tai nghe với hy vọng giới trẻ ở Nhật sẽ ủng hộ phong trào này và hô biến nó trở thành một trong những bản sắc văn hóa riêng. Nobuyuki Takahashi đã suy nghĩ một cái tên phù hợp cho phong trào này, cuối cùng anh ta đã vận dụng thói quen rút ngắn từ của người Nhật, và từ đó cái tên “Cosplay” được ra đời. Sau này, trào lưu cosplay đã xuất hiện và phát triển rộng rãi.

Cosplay nhân trật thám tử L trong Death note

Giới trẻ Việt và đam mê cosplay

Hình ảnh các nhân vật trong những cuốn truyện tranh, phim hoạt hình đã gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nên khi lớn lên họ vẫn đọc sách, vẫn muốn hóa thân để sống cùng nhân vật đó, bất kể là nàng công chúa, chàng hoàng tử hay một cô hầu bàn.

Cosplay không nhất thiết phải giống hoàn toàn với nguyên mẫu trong truyện tranh, trong phim. Vẻ đẹp của nhân vật hóa thân đơn thuần là muốn được sống cùng nhân vật. Để trở thành cosplay, người chơi chuẩn bị cho mình những bộ trang phục của nhân vật, các phụ kiện đi kèm và trang điểm kỹ lưỡng để nhập vai.

Người chơi phải chuẩn bị cả tháng từ đặt may áo quần, chuẩn bị phụ kiện, đặt mẫu tóc rồi phải đứng trước gương tập luyện sao cho vừa giống về ngoại hình lại giống về thần thái, cảm xúc của nhân vật.

Trung bình một năm sẽ có khoảng 20 lễ hội hóa trang lớn nhỏ được tổ chức ở nhiều địa điểm từ nhà hàng, sân vận động cho đến các trung tâm thương mại.

Không chỉ dừng lại ở sân chơi trong nước, cosplay VN hiện đã được quốc tế thừa nhận, vươn ra các sân chơi lớn khi nhiều bạn trẻ Việt ở Hà Nội và TP.HCM được mời trình diễn ở các lễ hội hóa thân quốc tế lớn tại Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia hoặc “thánh đường” của cosplay là Nhật Bản…

“Làm phụ kiện này rất khó, đòi hỏi phải tỉ mỉ mới tạo ra những sản phẩm đẹp. Tuy vất vả và tốn nhiều thời gian nhưng khi nhìn khách ưng ý với cái mình làm ra cũng thấy vui vì bên cạnh thu nhập là cả một niềm mê say với nhân vật hóa thân”. Một cosplayer chia sẻ.

Miu một trong những cosplayer người Việt nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại

Phá vỡ qui luật thời trang!

Harajuku là tên một quận và một khu mua sắm rất nổi tiếng tại Tokyo (Nhật Bản). Từ những năm 1970, giới teen ở Harajuku xuất hiện xu hướng thời trang tự do “hổng giống ai”: quần áo, đầu tóc, giày dép, đồ trang sức phải thật lạ mắt, lòe loẹt… Họ đi giày bốt, mặc váy và quần dài, áo 2-3 cái; mặt trang điểm trắng bệch, tai đeo chằng chịt khuyên; tóc nhuộm 4, 5 màu… Quần áo là phần quan trọng nhất: lòe loẹt, sặc sỡ (do kết hợp những gam màu nóng và lạnh) pha chút bụi bặm; những đôi tất sọc ngang rực rỡ sắc màu đặc trưng. Ngoài ra còn có các trang sức với kiểu dáng lạ mắt đi kèm như: mũ, kính, vòng tay, dây xích…

Nổi loạn, phá cách, sáng tạo, táo bạo đến… lập dị (thậm chí kinh dị, quái đản) là những từ dành cho Harajuku của giới trẻ xứ sở hoa anh đào.

“Độc” và lạ hơn cả Harajuku, Cosplay đang khiến không ít dân teen Nhật đua theo. Đó là kiểu ăn mặc quần áo như các nhân vật truyện tranh, video game nổi tiếng của Nhật.

Harajuku du nhập Việt Nam từ hè 2005 với mức độ nhẹ nhàng hơn, dễ nhìn và dễ thương hơn. Cũng áo quần nhiều màu sắc nhưng chưa tới mức sặc sỡ, lòe loẹt (những màu được chọn nhiều nhất là đen, trắng, vàng, sọc carô…); phụ trang cũng ít rườm rà, lỉnh kỉnh hơn teen Nhật. Cũng trang điểm nhưng chưa tới mức mặt trắng bệch, môi thâm xì, tóc tai bù xù…

Thật ra, xu hướng Harajuku có hai kiểu: quái dị và dễ thương. Teen Việt đang đi theo kiểu thứ hai và “Việt hóa Harajuku” cho phù hợp hơn với lối sống, văn hóa của nước mình.

Có thể mua những bộ cánh hoàn chỉnh hoặc mua riêng lẻ rồi về kết hợp với nhau. Từ áo, quần, giày dép, giỏ xách đến nơ, vòng đeo tay, ví… đều sáng tạo thỏa sức.

Tiêu chí hàng đầu khiến teen lựa chọn cosplay chính là sự độc đáo và đậm cá tính. “Nếu biết cách ăn mặc thì phong cách cosplay thú vị lắm chứ. Phá cách và độc đáo nên tạo phong cách riêng cho mình”

Trang phục áo choàng để cosplay

Không chỉ là thời trang, mà còn là đam mê

Cosplay là một hình thức tốt để tạo môi trường làm việc tập thể: cosplay thường chơi theo nhóm, cũng giống như đóng phim vậy, muốn đóng cho thật giống thì yêu cầu các thành viên phải diễn thật ăn ý, kết hợp hài hòa với nhau. Bên cạnh đó cosplay cũng là nơi để teen có thể thỏa sức phát huy năng khiếu và sự sáng tạo: phải có chút năng khiếu về diễn xuất thì bạn mới có thể thể hiện giống nhân vật của mình được. Mọi tâm trạng và trạng thái như: nhí nhảnh, tươi cười, lạnh lùng… đều phải tập luyện.

Hơn nữa, cosplay còn là một hoạt động xã hội. Ở những nước mà cosplay phát triển, các bạn trẻ thường xuyên đóng vai các nhân vật truyện tranh nổi tiếng đến thăm các em nhỏ ở trại mồ côi hay các bệnh viện dành cho trẻ em. Cosplayer không chỉ giúp các em về mặt vật chất mà còn mang lại tiếng cười, niềm thích thú đến với các em nhỏ bất hạnh nữa. 

“Nhiều người không biết rõ về thú vui cosplay luôn nhìn chúng tôi với suy nghĩ là nhìn một người mắc bệnh gì đó. Chứ không phải là nhìn vào niềm đam mê của chúng tôi!” – một cosplayer chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ tâm sự, cosplay không chỉ giúp họ giải trí, mà nó còn là một niềm đam mê. Khi kiên nhẫn để hoàn thành một bộ sưu tập hay một nhân vật, thì đằng sau đó không chỉ là ‘xả stress’ mà quan trọng nhất là cảm giác yêu đời và có thêm nhiều bạn bè cùng sở thích.

Một cosplayer thực thụ, phải là một người có niềm đam mê thật sự với trò chơi nghệ thuật này. Cho dù là một cosplayer nghiệp dư hay là một cosplayer chuyên nghiệp thì đều phải hiểu rõ từng cách hóa trang, cách trang điểm, đặc điểm của từng nhân vật và đặc biệt là thần thái cùng sự sáng tạo mang nét riêng của mình.

Cosplay cần phải giống nhân vật mẫu y như đúc, hoặc ít nhất là phải đẹp?

Nhìn chung, cosplay cũng như 1 loại hình nghệ thuật, mà nghệ thuật thì sẽ sáng tạo không ngừng. Trải qua nhiều năm, các cosplayer trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ nâng cao khả năng của bản thân, mà họ còn tích cực sáng tạo, tạo nên nhiều điều vô cùng mới lạ và thú vị.

Dù gì, cosplay cũng vẫn chỉ là hóa trang và không bao giờ có thể giống với nhân vật gốc. Wig có thể lỗi, trang điểm và màu lens có thể không giống, đây là những điều không phải ai cũng tránh được. Do đó, giống nhân vật không phải là điều quan trọng nhất, mà đó phải là niềm đam mê, niềm vui khi được làm những điều mà bạn thích.

Cosplay có dễ không?

Cosplay có thể dễ, hoặc không. Đối với việc hóa thân thành những nhân vật giả tưởng, khâu chuẩn bị là 1 điều vô cùng quan trọng. Họ phải tự bỏ tiền túi của mình, tự chuẩn bị trang phục sao cho kỹ lưỡng và chấp nhận chịu đựng nguy hiểm trước điều kiện thời tiết xấu nhằm thỏa mãn đam mê.

Giày cao cổ hoạ tiết nhân vật anime

Nhưng đa phần chúng ta chỉ thích sở hữu một ít phụ kiện, trang phục dễ dàng sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà có liên quan đến nhân vật trong manga/anime như: kẹp tai, bóp ví, áo thun, áo khoác, giày vải, giày sneaker…có in hình nhân vật yêu thích của mình. Hoặc sở hữu những mô hình nhân vật figure, mô hình nendoroid để ngắm, sưu tầm thoải mãn niềm đam mê.

Figure nhân vật Hatake Kakashi trong Naruto
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments