Cương thi 1 – Cương thi hình thành như thế nào?

cương-thi-1

Cương thi hình thành như thế nào

Trong Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký(閱微草堂筆記) của Kỷ Hiểu Lam đời Thanh đã chia nguyên nhân một xác chết hồi sinh có thể xếp vào hai nhóm: một là những người mới chết trở về với cõi dương; hai là những xác chết lâu ngày không phân hủy.

Đây là một số nguyên nhân hình thành cương thi:
1. Thành phần hóa học trong đất của nơi chôn không phù hợp cho các sinh vật sống, vì thế không có vi khuẩn để giúp phân hủy xác chết. Nên thi thể được chôn cất hơn trăm năm thì lông tóc và cơ thể cũng không bị hư thối. Người ta nói sau khi chết thì tóc, móng tay sẽ tiếp tục dài ra. Trên thực tế sau khi chết các mô cơ co rút lại, khiến móng tay hay tóc dài ra thêm. Loại thi thể này được gọi là Âm Thi, là hình thái giữa thi thể và cương thi, nếu như không nhanh chóng xử lý sẽ hóa thành cương thi. Trong phong thủy học cũng có cách nói tương tự. Tình huống này cũng giống như như nguồn gốc của Vampire trong văn hóa một số nước phương tây.
2. Trước khi chết oán khí quá nặng
3. Sử dụng ma thuật siêu nhiên giúp cải tử hoàn sinh.
4. Thi thể của người mới chết bị tà vật / tà khí phụ thân.
5. Xác chết hấp thụ đủ dương khí, hoặc một số thiên tai khiến địa khí bị thay đổi dẫn tới thi biến.
6. Người bị chôn sớm khi còn chưa chết hẳn (Khi tỉnh dậy thấy mình bị chôn sống sẽ hình thành oán khí rất nặng, tới khi chết hẳn thi thể sẽ hấp thu oán khí và biến thành cương thi, giống với mục 2)
7. Người bị một cương thi làm bị thương và bị nhiễm “virus cương thi”, dần dần theo thời gian sẽ biến thành cương thi.
8. Một số điển tịch Đạo gia có nói thi thể chôn cất trong một khoảng thời gian, được các pháp sư tế luyện, tới kỳ hạn nhất định sẽ sống lại.
9. Do bản thân người chết. Trong bút ký Tử Bất Ngữ (子不語) của Viên Mai có ghi lại: “Nhân chi hồn thiện nhi phách ác, nhân chi hồn linh nhi phách ngu” dịch nghĩa là: “Hồn của một người vốn dĩ tốt nhưng phách của họ là ác, hồn thì khôn ngoan nhưng phách thì dốt nát”. Phần hồn rời khỏi xác thịt sau khi chết nhưng phách vẫn còn lại và giành quyền kiểm soát thân thể, khi đó người chết sẽ trở thành cương thi.
10. Sau khi chết không chôn cất. Khoảng những năm 1950 người Hương Cảng thường không chôn người chết, để trong nhà nhiều ngày. Cho nên lúc đó thường xảy ra nhiều việc khiến thi biến như: sét đánh, mèo (có thể chửa hay không đều được) nhảy qua quan tài, gió độc thổi tới…
11. Do người thân thuê pháp sư làm phép, hoặc do ý niệm của người chết muốn trở về quê hương như trong chương 215. Phép đưa người chết về nổi tiếng do các pháp sư Tương Tây hay Mao Sơn thực hiện, thường được gọi là thuật Cản Thi.
12. Do trúng độc mà khi chết bị thi hóa, cơ thể hóa thành cương thi.
13. Không chỉ con người mà thậm chí là các con vật khi chết cũng có thể hóa thành cương thi, đặc biệt là tu vi của con vật càng cao thì sức mạnh khi hóa thành cương thi càng mạnh.

Chủng loại và đặc tính của cương thi:

Các truyền thuyết đều có nói cương thi có cảm giác, biết ăn cơm và hút máu người.
– Viên Mai lấy lông cương thi để phân biệt, trong quyển 9 Quật Trung Kỳ Báo (掘塚奇報) của Tử Bất Ngữ có nói tới vài loại cương thi có lông theo cấp bậc như: Tử cương (lông tím), Bạch cương (lông trắng), Lục cương (lông xanh), Mao cương (lông cứng như tóc). Các loại biến thể của cương thi như Hạn Bạt, Hống: “Ở Tường Minh Phủ, Thường Châu thường hay nói: người không biết thì nói Phật thường cưỡi sư tử, voi…Người biết thì nói Phật cưỡi Hống, vì Hống do cương thi biến thành.”
Cũng có nói Hống do Hạn Bạt biến thành, khi biến hóa sẽ gầm thét cực lớn, nhảy ba nhảy rồi hóa thành thú. Hống có thần thông, miệng biết phun lửa, có thể đấu với rồng, sau này bị Phật bắt làm tọa kỵ.
Trong đó cũng nhắc tới truyện thợ mỏ ở Vân Nam, sau khi bị sập mỏ thì thi thể hấp thu kim loại trong đất mà hóa thành Kim Kỷ Tử – cương thi toàn thân phủ kim loại, cực kỳ khó giết.

– Thần Dị Kinh (神异经) có nói tới Hạn Bạt như sau: Phía nam có người, dài hai ba thước, thân để trần, có hai mắt trên đỉnh đầu, đi nhanh như gió. Tên là Bạt, mỗi khi xuất hiện sẽ xảy ra đại hạn, đất cằn ngàn dặm.”
Hạn Bạt có thể bay, giết rồng nuốt mây, thành nạn hạn hán. Cho nên mỗi khi nạn hạn hán xuất hiện, dân chúng sẽ dò tìm cương thi, bắt bọn chúng đốt thành tro bụi

– Trong cuốn Tần Trung Mộ Đạo (秦中墓道) ghi chép về mộ người chết từ thời Tần lại chia cương thi thành hai loại: Hắc hung (lông đen), Bạch hung (Lông trắng).

– Trong Thi Bôn (屍奔) thậm chí còn nhắc tới một con ngũ sắc cương thi là một con chồn cương thi.

– Ngoài ra trong Khô Lâu Tam Chủng (骷髅三种) có đề cập tới một số loại cương thi: Bất Hóa Cốt Thi – loại cương thi này do một bộ phận được tập trung quá nhiều tinh lực khi sống mà không thay đổi khi chết, sau đó hấp thu tinh khí từ nhật nguyệt sẽ hóa thành cương thi. Ví dụ về xương được tập trung quá nhiều tinh lực: Một người công nhân khuân vác vì vai vác quá nhiều nhiều sức lực và tinh thần tập trung hết vào vai, sau khi chết phần vai sẽ không bị thối rữa mà hóa thành cương thi.
Bất Hóa Cốt Thi chỉ có một bộ phận trên người không bị thối rữa, hoặc cả người chỉ còn xương. Loại cả người trơ xương cực mạnh, có thể tu luyện thành Bạch Cốt Tinh như trong Tây Du Ký.
Mạnh hơn Bất Hóa Cốt Thi chính là Phục Thi: Thi thể ngàn năm không biến đổi, sau khi hấp thu tinh khí sẽ sống lại, tiếp tục hóa thành Du Thi.

Theo Câu Lũ Thần Thư (岣嵝神书) thì:
“Nghêu sò ngàn năm có thể hóa Phục Thi”
“Du Thi biết hoạt động theo tiết khí trong năm, không có chỗ ở cố định, sống càng lâu càng dễ hóa thành Phi Thiên Dạ Xoa.”

Sưu tầm: Internet

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x