Cảnh giới truyện Cổ Chân Nhân

cảnh giới cổ chân nhân

“Con người là linh hồn vạn vật, Cổ là tinh hoa trời đất. Trên thế giới này Cổ tồn tại ngàn vạn loại, nhiều không đếm xuể. Chúng nó sinh sống xung quanh chúng ta, ở trong mỏ dưới đất, ở trong bụi cỏ, thậm chí trong cơ thể dã thú.”

“Trong quá trình nhân loại sinh sôi nảy nở, các tiên hiền đã từng bước tìm ra sự ảo diệu của Cổ trùng. Người đã mở Không Khiếu, vận dụng chân nguyên bản thân tới nuôi dưỡng, luyện hóa, điều khiển các loại Cổ, đạt được các loại mục đích, chúng ta gọi chung là Cổ sư.”

Khai mở Không Khiếu

Khai khiếu thành công!

Đây chính là hi vọng trường sinh!

Không khiếu huyền diệu dị thường, tuy rằng kí thác trong cơ thể cổ sư, nhưng lại không cùng không gian với lục phủ ngũ tạng. Có thể nói nó vô cùng lớn cũng có thể nói nó vô cùng bé.

Có người gọi là Tử phủ, có người gọi là Hoa trì. Chẳng qua phần lớn người ta gọi là Nguyên hải không khiếu.

Toàn bộ Không khiếu có hình cầu, mặt ngoài không khiếu lưu động ánh sáng màu trắng, là một lớp quang mô (màng ánh sáng). Chính là Hi Vọng Cổ lúc trước nổ tan ra ngưng tụ thành.

Chính là vì có lớp quang mô này, mới chống đỡ không khiếu không sụp đổ. Trong Không khiếu, dĩ nhiên là nguyên hải. Nước biển bằng phẳng trong như gương, phô bày một mảnh màu xanh ngọc, nhưng lại dày đặc vô cùng, mang theo ánh đồng.

Đây là ngưng kết Thanh Đồng Chân Nguyên nhất chuyển Cổ sư mới có, tục xưng Thanh Đồng Hải. Mặt biển không đến nửa phần độ cao Không khiếu, chỉ có bốn thành bốn. Đây cũng là cực hạn tư chất Bính đẳng.

Mỗi một giọt nước biển, đều là chân nguyên, đại biểu cho tinh khí thần ngưng kết của cổ sư, tượng trưng cho tiềm năng sinh mệnh tích góp được. Cổ sư chính là dùng chân nguyên này thôi động Cổ trùng, nói cách khác.

Mà những ai trong khai khiếu đại điển, đều đã thành công mở ra Không Khiếu, ngưng tụ Chân Nguyên Hải, thì đều đã là nhất chuyển Cổ sư.

9 đại cảnh giới của Cổ Sư

Cổ sư tổng cộng có chín đại cảnh giới, từ dưới lên trên, theo thứ tự là nhất chuyển, nhị chuyển, tam chuyển cho đến cửu chuyển. Trong mỗi một đại cảnh giới lại phân ra thành bốn tiểu cảnh giới sơ giai, trung giai, cao giai, đỉnh phong. Nếu vừa mới trở thành Cổ sư, cũng là nhất chuyển sơ giai.

Nếu sau này nỗ lực tu hành, tu vi dĩ nhiên là sẽ nâng cao, tấn chức nhị chuyển, tam chuyển cũng có thể. Dĩ nhiên tư chất càng cao, khả năng tấn thăng càng lớn.

Cảnh giới cổ sư càng cao, chân nguyên càng cô đọng. Cổ sư nhất chuyển có chân nguyên thanh đồng, cổ sư nhị chuyển có chân nguyên xích thiết, cổ sư tam chuyển là chân nguyên bạch ngân. Một phần chân nguyên xích thiết có thể sánh bằng mười phần chân nguyên thanh đồng. Tương tự vậy, một phần chân nguyên bạch ngân có thể sánh bằng mười phần chân nguyên xích thiết.

Cổ sư ngũ chuyển đều là phàm, lục chuyển thành tiên, cửu chuyển là tôn. Tiên phàm có to lớn biến chất, lẫn nhau chênh lệch như mây và bùn.

Về phần Cổ sư lục chuyển trở lên, mỗi một người đều là truyền kì. Lục chuyển Cổ Tiên, Thanh Đề tiên nguyên. Mười năm một địa tai, trăm năm một thiên kiếp. Trải qua ba trăm năm. Ba lượt thiên kiếp phía sau, thành là thất chuyển.

Thất chuyển Cổ Tiên, Hồng Tảo tiên nguyên. Mười năm một địa tai, năm mươi năm một thiên kiếp. Trăm năm một hạo kiếp. Trải qua ba trăm năm, thành tựu bát chuyển.

Bát chuyển Cổ Tiên, Bạch Lệ tiên nguyên. Mười năm một thiên kiếp, năm mươi năm một hạo kiếp. Trăm năm một vạn kiếp. Ba lần vạn kiếp phía sau, thành tựu cửu chuyển.

Cửu chuyển Cổ Tôn, Hoàng Hạnh tiên nguyên. Mười năm một hạo kiếp, năm mươi năm một vạn kiếp. Trăm năm một Hỗn Độn đại nạn.

Tư chất Đinh đẳng, nguyên hải chiếm ba thành Không Khiếu, thường thường cao nhất có thể tu hành đến nhất chuyển, nhị chuyển. Tư chất Bính đẳng, nguyên hải là bốn năm thành Không Khiếu, thông thường sẽ ở cảnh giới nhị chuyển, chỉ có một bộ phận rất ít có thể may mắn đột phá đến tam chuyển sơ giai. Tư chất Ất đẳng, nguyên hải chiếm tổng cộng bảy thành Không Khiếu, có thể tu hành đến tam chuyển, thậm chí tứ chuyển. Tư chất Giáp đẳng, chiếm tám chín thành Không Khiếu, người như vậy tự nhiên thiên phú cao nhất, thích hợp nhất tu hành Cổ sư, có thể tu hành đến ngũ chuyển.

Bản mệnh cổ

Bản mệnh cổ là cổ trùng thứ nhất mà cổ sư luyện hóa, nó vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của cổ sư.

Lựa chọn bản mệnh cổ tốt, cổ sư phát triển càng thêm thuận lợi. Còn bản mệnh cổ có phẩm chất kém sẽ liên lụy việc tu hành của cổ sư, bị bạn cùng lứa tuổi đuổi kịp và vượt qua. Quan trọng nhất là sẽ ảnh hưởng đến chuyện sống còn trong chiến đấu.

Trên lý thuyết, số lượng cổ trùng mà cổ sư có thể luyện hóa là không có giới hạn. Miễn là ngươi có thể luyện hóa, mười con, một trăm con, thậm chí một nghìn con cũng có thể. Muốn luyện hóa bao nhiêu con cổ thì cứ luyện hóa bấy nhiêu.

Nhưng trên thực tế, một vị cổ sư thông thường cũng chỉ có bốn năm con cổ trùng. Nguyên nhân lớn nhất, chính là nuôi không nổi. Cấp bậc cổ trùng càng cao, chi phí nuôi dưỡng càng đắt đỏ. Điều này thường khiến cho cổ sư phải giật gấu vá vai, nhức đầu không thôi.

Còn có một nguyên nhân khác, đó chính là không xài nổi. Thúc giục Nguyệt Quang cổ, phát ra một lần công kích nguyệt nhận sẽ tiêu hao một thành chân nguyên. Một cổ sư có tư chất loại bính phát động ba bốn lần công kích, chân nguyên trong không khiếu liền tiêu hao hết. Nuôi nhiều cổ trùng hơn nữa cũng không dùng được.

Cho nên, các cổ sư lưu truyền một cách nói. Nuôi cổ giống như nuôi tình nhân. Nuôi một tình nhân thì phải mua đồ ăn, mua đồ mặc, mua phòng ở vân vân. Việc này rất đắt đỏ, quả thật nuôi nhiều thì hao phí rất lớn, người bình thường đều không nuôi nổi. Cho dù là có thể nuôi nhiều như vậy, nhưng thể lực một người đàn ông luôn luôn có hạn, muốn xài mà không dậy được.

Phong vân!

Các đạo hữu nếu muốn tìm truyện hơi lạ lạ, quái quái để đọc giải trí.Hãy đọc thử bộ truyện:

Đảo Kiến

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x